Giáo viên giỏi:“Lửa thử vàng...”
Thưa chị, trong điều kiện đất nước hội nhập mạnh mẽ, nhiều đổi thay đang diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có cả lĩnh vực giáo dục như hiện nay, quan niệm về một giáo viên (GV) giỏi liệu có khác so với trước?
Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, khi nền giáo dục cũng đang đổi mới căn bản, mạnh mẽ để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, người GV giỏi không chỉ truyền cho HS kiến thức mà còn cần đảm nhiệm rất nhiều vai trò khác: Là người khơi dậy cho HS niềm đam mê và hứng thú với môn học, giúp các em tìm thấy niềm vui thích trong học tập; Là người làm cho HS luôn cảm thấy tự tin trong quá trình tìm tòi tri thức, dù khả năng của em như thế nào, để HS sẵn sàng khắc phục, tìm cách bù đắp những thiếu hụt, hạn chế trong kiến thức; Là người có khả năng hướng dẫn cho HS kỹ năng học tập tốt, bao gồm kỹ năng tự xử lý thông tin, xử lý các tình huống... Điều này có tác dụng rất lâu dài đối với HS sau này, rèn luyện cho các em khả năng tự học, tự nghiên cứu. - Theo quan niệm của giáo dục truyền thống, GV giỏi đơn thuần là người truyền đạt cho HS nhiều kiến thức.
Như vậy, quan niệm về một GV giỏi hiện nay toàn diện hơn, với những đòi hỏi sâu rộng và khắt khe hơn.
Không chỉ điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, mà học trò thời nay cũng khác trước rất nhiều. Vậy, người thầy giỏi hiện nay phải chăng cũng cần phải có những phẩm chất mới để thầy – trò không có sự “lệch pha”?
- Người thầy trong mọi thời đại đều cần phải học hỏi không ngừng. Trong tình hình mới như hiện nay, yêu cầu này càng cần thiết và đòi hỏi khắt khe hơn bởi thời đại hiện nay là thời đại toàn cầu hóa, công nghệ thông tin phát triển vô cùng mạnh mẽ. Đồng nghĩa với việc có rất nhiều điều HS có thể biết mà GV không biết. Vì thế, đây cũng là một trong những yếu tố khiến GV phải luôn luôn đổi mới và cố gắng học hỏi hơn nữa, cả về kiến thức chuyên môn lẫn những hiểu biết trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Bên cạnh đó, GV cần cố gắng học cách trò chuyện với HS không chỉ với tư cách là một người thầy, mà còn như một người bạn vì sự phát triển tâm sinh lý, nhận biết của HS hiện nay rất khác; Nếu như người thầy không thực sự là một người bạn để có thể chia sẻ, hiểu được những tâm tư, tình cảm của các em thì quá trình giáo dục không thể gọi là thành công.
Như vậy, một người GV giỏi cũng cần phải là một người nắm bắt kịp thời sự thay đổi của HS mình dạy, những điều các em muốn biết, muốn học, muốn thể hiện... Từ đó, tìm tòi những phương pháp, cách thức phù hợp đáp ứng nhu cầu chính đáng của các em, hoặc có những định hướng đúng đắn cho các em.
GV không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho HS mà cần dạy các em những kỹ năng sống, kỹ năng học tập. Ảnh: Hoàng Đan |
Vậy, GV giỏi, theo cách hiểu mới của cụm từ này, tác động như thế nào đến HS, đến quan hệ giữa thầy và trò thưa chị?
- Kết quả dễ nhìn thấy nhất là ở HS. Khác biệt cơ bản nhất ở thế hệ HS hiện nay so với trước kia là các em tự tin và năng động hơn. Đó là vì các em không chỉ được học kỹ năng trong học tập mà cả các kỹ năng sống, giá trị sống từ GV của mình. Nhà trường cũng tạo cho HS môi trường để hoạt động nên các em trở nên năng động, phát triển toàn diện hơn, thể hiện qua những hoạt động tập thể, khả năng diễn thuyết, bảo vệ ý kiến của mình, trong giao tiếp hàng ngày...
Đặc biệt, khi thầy trò gần gũi thì GV sẽ dễ dàng nắm bắt trăn trở, suy nghĩ, thay đổi của HS, từ đó GV có những tư vấn kịp thời cho các em; Nhất là HS cuối cấp THCS - THPT, lứa tuổi HS thay đổi về tâm sinh lý rất phức tạp, càng phức tạp hơn khi xã hội đang có những đổi thay nhanh chóng, Internet, mạng xã hội tác động rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của các em... Nếu không nhận được sự tư vấn kịp thời của GV, của người lớn, nhiều trường hợp có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Thực tế, thông qua mạng xã hội, GV đã biết và ngăn chặn nhiều vụ xô xát của HS với nhau, nhiều vụ bạo lực học đường. Đây là mối quan hệ rất khác so với trước, giúp GV có thể tư vấn cho HS. Nhưng ngược lại, mối quan hệ này cũng ảnh hưởng tích cực đến GV, nhắc nhở GV phải luôn cẩn trọng trong phát ngôn, thể hiện cảm xúc, nhận xét... Dù là trên mạng xã hội cũng phải thể hiện chuẩn mực của người làm thầy, vì ở bất cứ vai trò, vị trí nào, GV cũng là người HS nhìn vào để học tập.
Chị có thể chia sẻ những giải pháp thiết thực mà các trường có thể thực hiện để giúp GV đạt được những phẩm chất của một GV giỏi hiện nay?
- Việc khuyến khích GV tham gia những cuộc thi GV dạy giỏi các cấp chỉ là một trong những biện pháp để GV rèn luyện năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng giảng dạy của GV được thể hiện hàng ngày. Để làm được điều đó, ban giám hiệu cần thường xuyên đi dự giờ GV để góp ý, rút kinh nghiệm, hoặc khuyến khích, động viên GV kịp thời, giúp GV có thể thực hiện tốt chức năng của mình.
Mặt khác, cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề về phương pháp giảng dạy mới, các thử nghiệm mới... để GV trong tổ nhóm chuyên môn đến dự, bàn bạc, thảo luận, từ đó đưa ra những ý kiến tốt nhất, hoàn thiện bài dạy, giúp HS hứng thú trong học tập.
Những biện pháp đó giúp thay đổi phương pháp giảng dạy của GV, đồng thời giúp chính bản thân GV nhận thức được đầy đủ vai trò của mình. Đó là GV không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà vai trò, vị thế của người GV hiện nay còn lớn hơn thế rất nhiều.
Như vậy, chìa khóa để trở thành một GV giỏi là gì, theo chị?
- Điều quan trọng là tự thân mỗi người GV phải tự hoàn thiện mình để đáp ứng nhu cầu của thời đại hiện nay. GV vừa phải gần gũi, giúp HS phát triển toàn diện hơn, làm đậm nét hơn vai trò GD đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho HS... Nhưng mặt khác, nếu GV không có chuyên môn giỏi, thì cũng không thể trở thành GV giỏi.
Ngược lại, GV giỏi nhưng lại xa cách đối với HS thì khó có những tác động tích cực với HS ngoài việc học. Trong khi đó, hiện nay, HS cần hoàn thiện rất nhiều phẩm chất khác ngoài những kiến thức trên lớp.
Như vậy, có thể nói, danh hiệu GV dạy giỏi chỉ được công nhận thuần túy về mặt chuyên môn; Còn để trở thành GV giỏi nhận được sự công nhận của đồng nghiệp, phụ huynh, HS là tổng hợp rất nhiều yếu tố, là sự khẳng định, thử thách qua thời gian, qua nhiều tình huống sư phạm chứ không phải chỉ thông qua một cuộc thi.
Xin cảm ơn chị!
Nếu như người thầy không thực sự là một người bạn để có thể chia sẻ, hiểu được những tâm tư, tình cảm của các em thì quá trình giáo dục không thể gọi là thành công.
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn
- Đang truy cập7
- Hôm nay265
- Tháng hiện tại13,006
- Tổng lượt truy cập277,367